Bệnh Tiểu Đường Tuýp 1 (Type 1 Diabetes) – Bài Viết Chi Tiết

Bệnh tiểu đường tuýp 1 (Type 1 diabetes) hay còn được gọi là tiểu đường vị thành niên, là bệnh lý cần được điều trị suốt đời. Bệnh do hệ thống miễn dịch bị phá hủy các tế bào β sản xuất insulin trong tuyến tụy. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

> Xem thêm: Bệnh tiểu đường là gì?

> Xem thêm: Bệnh Tiều Đường Tuýp 2 ( Type 2 Diabetes)

Bệnh Tiểu Đường Tuýp 1 Là Gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 1 (Type 1 diabetes) hay còn được gọi là tiểu đường vị thành niên, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ em, thanh thiếu niên và thanh niên. Trong bệnh tiểu đường loại 1, tuyến tụy của người bệnh sản xuất ít hoặc không có insulin, vì vậy khiến người bệnh phải điều trị bằng insulin suốt đời.

Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây bệnh tiểu đường tuýp 1 là do hệ thống miễn dịch của chính cơ thể người bệnh tấn công và phá hủy một phần của tuyến tụy sản xuất insulin. Giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường tuýp 1, người bệnh có thể không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào.

Chỉ đến khi số lượng các tế bào sản xuất insulin bị ảnh hưởng đủ đến mức bắt đầu gây ảnh hưởng đến lượng insulin được sản xuất. Khi lượng insulin thấp dẫn tới lượng đường trong máu tăng và các triệu chứng của bệnh tiểu đường bắt đầu xảy ra.

Do tiểu đường tuýp 1 là bệnh tự miễn, nên những người mắc các bệnh tự miễn khác như bệnh Hashimoto hoặc suy tuyến thượng thận nguyên phát (còn gọi là Bệnh Addison) cũng có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.

Triệu Chứng Của Tiểu Đường Tuýp 1

Các dấu hiệu thường của tiểu đường tuýp 1 thường khó phát hiện, nhưng các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng và dễ dàng phát hiện như:

  • Khát nước nhiều
  • Nhanh đói mặc dù mới ăn xong
  • Khô miệng
  • Đau bụng và nôn
  • Đi tiểu thường xuyên
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân, mặc dù bạn đang ăn rất nhiều và thường xuyên cảm thấy đói
  • Mệt mỏi
  • Nhìn mờ
  • Thở hít vào nhanh, sâu (hay còn gọi là kiểu thở Kussmaul)
  • Hay bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc âm đạo
  • Hay cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng
  • Đái dầm vào ban đêm ở trẻ mà trước đó không có đái dầm

dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Dấu hiệu cấp cứu với bệnh tiểu đường tuýp 1 bao gồm:

  • Lú lẫn
  • Thở nhanh
  • Mùi trái cây cho hơi thở của bạn
  • Đau bụng
  • Mất ý thức (hiếm khi xảy ra)

Chẩn đoán bệnh tiểu đường tuýp 1

Các xét nghiệm được thực hiện để chẩn đoán tiểu đường tuýp 1 bao gồm:

Xét nghiệm HbA1c (Hemoglobin A1c Test)

Xét nghiệm HbA1c là một trong những xét nghiệm máu đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh tiểu đường và được sử dụng để xác định mức độ kiểm soát bệnh tiểu đường của người bệnh. Xét nghiệm HbA1c cung cấp thông tin về lượng trung bình đường trong máu trong khoảng thời gian 6 đến 12 tuần cùng với theo dõi lượng đường huyết tại nhà để giúp bác sĩ điều chỉnh các loại thuốc điều trị tiểu đường.

Xét nghiệm này đo tỷ lệ phần trăm lượng đường trong máu gắn với protein mang oxy trong các tế bào hồng cầu (huyết sắc tố). Nồng độ đường trong máu càng cao thì trong càng có nhiều huyết sắc tố liên kết với đường. Mức HbA1C từ 6.5% trở lên trong hai lần xét nghiệm riêng biệt thì người bệnh sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên

Một mẫu máu sẽ được lấy tại một thời điểm ngẫu nhiên. Giá trị đường trong máu được biểu thị bằng miligam trên decilit (mg/dL) hoặc milimol trên lít (mmol/L). Bất kể lần cuối bạn ăn khi nào mà mức đường trong máu được lấy ở thời điểm ngẫu nhiên có mức 200 mg/dL (11,1 mmol/L) hoặc cao hơn và có kèm theo các triệu chứng như đi tiểu thường xuyên và hay khát nước thì bạn sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

Xét nghiệm đường huyết lúc đói

Một mẫu máu sẽ được lấy sau khi người bệnh thức dậy vào buổi sáng. Nồng độ đường huyết lúc đói dưới 100 mg/dL (5,6 mmol/L) là bình thường. Nồng độ đường huyết lúc đói từ 100 đến 125 mg/dL (5,6 đến 6,9 mmol/L) được xem là tiền tiểu đường. Nếu từ 126 mg/dL (7 mmol/L) trở lên ở cả hai xét nghiệm riêng biệt thì bạn bị sẽ được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.

Khi đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra các tự kháng thể thường gặp trong bệnh tiểu đường tuýp 1. Xét nghiệm này giúp bác sĩ phân biệt bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 khi bác sĩ chưa chắc chắn loại type nào. Nếu trong nước tiểu của người bệnh có ketone, đây là sản phẩm phụ từ quá trình phân hủy chất béo thì người đó mắc bệnh tiểu đường loại 1.

Điều Trị Bệnh Tiểu Đường Tuýp 1

Ở thể bệnh này, bệnh có thể diễn biến xấu đi rất nhanh cho nên người được chẩn đoán mắc bệnh có thể cần được chữa trị tại bệnh viện. Bạn có thể cần phải kiểm tra lượng đường huyết mỗi tuần cho đến khi kiểm soát hoàn toàn.

Những phương pháp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1 thông thường bao gồm:

1. Insulin ( tìm hiểu thêm tại wikipedia )

Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1. Do đó, việc tiêm insulin là cách tốt nhất để kiểm soát nhanh chóng lượng đường trong máu của bệnh nhân. Bệnh nhân có thể tự tiêm insulin ở nhà theo hướng dẫn của bác sĩ, thường 2–3 lần mỗi ngày.

ankasulin

Xem chi tiết sản phẩm: Ankasulin

2. Chế độ dinh dưỡng đặc biệt

Chế độ dinh dưỡng đặc biệt sẽ giúp kiểm soát mức đường huyết. Các chuyên gia dinh dưỡng có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát chế độ dinh dưỡng này.

3. Tập thể dục

Bạn nên tập thể dục thường xuyên hơn vì tập thể dục có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết. Ngoài ra, bạn cũng cần phải chăm sóc chân và kiểm tra mắt thường xuyên để ngăn chặn các biến chứng trong tương lai.

Phác đồ điều trị tiểu đường tuýp 1

1. Chẩn đoán tiểu đường tuýp 1

1.1 Lâm sàng

  • Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường gặp ở độ tuổi thanh thiếu niên, dưới 40 tuổi.
  • Các triệu chứng bao gồm: Sút cân nhanh chóng, đái nhiều, uống nhiều.
  • Có thể dẫn đến hôn mê do nhiễm toan ceton nặng.

1.2 Theo tiêu chuẩn chẩn đoán đái tháo đường của Tổ chức Y tế Thế giới

  • Đo đường máu lúc đói nhỏ hơn hoặc bằng 7,0 mmol/l (đo ít nhất 2 lần).
  • Đường máu sau 2 giờ làm nghiệm pháp tăng đường huyết lớn hơn hoặc bằng 11,1 mmol/l.
  • Đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/l.

1.3 Chẩn đoán đái tháo đường hoặc rối loạn dung nạp glucose theo đường huyết mao mạch hoặc tĩnh mạch

  • Định lượng insulin hoặc C-peptid giảm rất nhiều.
  • Xét nghiệm chẩn đoán đái tháo đường

2. Biến chứng

Biến chứng cấp tính: Hôn mê nhiễm toan ceton: yếu, mệt mỏi, khát nước, khô da, chuột rút, mạch nhanh, tụt huyết áp (dấu hiệu mất nước), rối loạn ý thức (lơ mơ, ngủ gà, hôn mê), buồn nôn, thở nhanh, hơi thở mùi táo thối. Biến chứng này cần phải điều trị cấp cứu.

Biến chứng mạn tính:

  • Nhìn mờ (do biến chứng võng mạc, đục thủy tinh thể)
  • Đau ngực thường không điển hình (do biến chứng mạch vành)
  • Tê bì dị cảm ở bàn chân (biến chứng thần kinh)
  • Loét, nhiễm trùng bàn chân
  • Đầy bụng, chậm tiêu, nuốt khó (biến chứng thần kinh tự động gây liệt dạ dày, thực quản)
  • Biến chứng tiểu đường loét bàn chân

3. Nguyên tắc điều trị tiểu đường tuýp 1

3.1 Mục tiêu điều trị chung cần đạt

  • HbA1c < 7% được coi là mục tiêu chung.
  • Đường máu lúc đói nên duy trì ở mức 4,4 – 7,2 mmol/l.
  • Đường máu sau ăn 2 giờ < 10 mmol/l.
  • Huyết áp < 140/90 mmHg, nếu có biến chứng thận thì HA < 130/80 mmHg.
  • Lipid máu:
    • LDL-C < 2,6 mmol/l chưa có biến chứng tim mạch.
    • LDL-C < 1,8 mmol/l nếu đã có biến chứng tim mạch.
    • Triglycerid < 1,7 mmol/l.
    • HDL-C > 1.0 mmol/l ở nam và > 1,3 mmol/l ở nữ.

3.2 Điều trị cụ thể tiểu đường tuýp 1

  • Tư vấn và hướng dẫn cho bệnh nhân chế độ ăn phù hợp nhất với từng tình trạng bệnh: đủ chất đạm, chất béo, đường, vitamin, muối khoáng và nước với khối lượng hợp lý.
  • Tăng cường tập thể dục đều đặn, tránh lười vận động: 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
  • Kiểm soát đường huyết tốt bằng thuốc tiểu đường tuýp 1 khi chế độ ăn và luyện tập thất bại. Thuốc điều trị bắt buộc là insulin.
  • Kiểm soát các bệnh kèm theo như kiểm soát huyết áp, mỡ máu.
  • Khám chuyên khoa nội tiết định kỳ và kịp thời phát hiện điều trị các biến chứng nếu có.
  • Khám bệnh định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ

3.3 Điều trị bằng insulin

Bắt buộc điều trị bổ sung lượng insulin vì cơ thể đang thiếu insulin trầm trọng. Phác đồ điều trị tiểu đường tuýp 1 thường sử dụng phác đồ 2 đến 4 mũi 1 ngày.

  • Liều tiêm insulin: Liều insulin cần thiết ở những người bệnh tiểu đường tuýp 1 là từ 0,5 – 1,0UI/kg cân nặng.  Liều khởi đầu từ 0,4 – 0,5UI/kg/ngày. Liều thông thường 0,6UI/kg, tiêm dưới da 1 – 2 lần trong ngày. Sau chỉnh liều theo kết quả đường huyết.
  • Liều insulin nền 0,1 – 0,2UI/kg.
  • Vị trí tiêm Insulin: cần thay đổi vị trí tiêm để tránh thoái hóa mỡ dưới da chỗ tiêm.

3.4 Các phác đồ điều trị tiểu đường tuýp 1 cụ thể bằng insulin

  • Đái tháo đường type 1 thường sử dụng phác đồ 2 đến 4 mũi tiêm 1 ngày.
  • Phác đồ 1 mũi Insulin: Phối hợp thuốc viên với 1 mũi insulin tác dụng trung gian hoặc hỗn hợp trước bữa ăn tối.
  • Hoặc một mũi insulin tác dụng trung gian/ Glargin trước khi đi ngủ. Liều 0,1 – 0,2UI/kg.
  • Phác đồ 2 mũi Insulin: Sử dụng 2 mũi Insulin trung gian hoặc insulin hỗn hợp (Mixtard, Insulatard, Novomix) tiêm trước ăn sáng và tối. Liều 2/3 trước bữa sáng, 1/3 trước bữa tối. Trường hợp phác đồ này không đem lại hiệu quả mong muốn, hoặc khi cần kiểm soát chặt chẽ đường huyết, cần chuyển sang các phác đồ nhiều mũi insulin.
  • Phác đồ nhiều mũi Insulin: Tiêm 3 lần trong ngày: 2 mũi insulin nhanh (Actrapid, Novopapid) và 1 mũi bán chậm (Mixtard, Insulatard). Hoặc 2 mũi insulin bán chậm/ insulin nền. Tiêm 4 lần trong ngày: 3 mũi insulin tác dụng nhanh trước 3 bữa ăn và 1 mũi insulin nền loại Insulatard trước khi ngủ (21 giờ) hoặc Glargin (lantus).

4. Chế độ dinh dưỡng phù hợp

Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 tập trung vào các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Đồng thời cắt giảm thực phẩm nhiều chất béo, đường, carbohydrate.

  • Đảm bảo glucid: Tinh bột, đường, chất xơ, nó có thể có trong các loại đậu, rau củ, các loại nước ép trái cây, bánh mì. Các glucid này sau khi ăn sẽ được chuyển hóa thành đường trong hệ tiêu hóa và sau đó được hấp thu vào máu, làm tăng lượng đường huyết khoảng 1 giờ sau khi ăn. Do vậy, cần hạn chế yếu tố này nếu mắc bệnh tiểu đường tuýp 1.
  • Các loại rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu là những nguồn cung cấp carb (chứa chất xơ không hòa tan) tốt cho người tiểu đường. Người bệnh nên dùng tối thiểu 20-35 gram chất xơ mỗi ngày, nên chọn trái cây tươi họ cam, chanh như cam, quýt, bưởi, hoặc các loại hạt như quả óc chó, hạnh nhân… Dùng gạo lứt, ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì đen thay cho gạo trắng. Thay vì ăn khoai tây, ngô… người mắc tiểu đường tuýp 1 nên chọn các loại rau họ đậu (đậu phộng, đậu lăng, đậu Hà Lan), măng tây, củ cải, cà rốt, cần tây, dưa chuột, hành, giá đỗ, cà chua.
  • Đảm bảo lượng protein: Điều này rất quan trọng cho cơ bắp và xương chắc khỏe, chữa lành vết thương. Protein có trong trứng, cá, thịt gà không da, sản phẩm sữa ít chất béo, các loại đậu (đậu đỏ, đậu đen, đậu xanh, đậu lăng) và đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành, trừ sốt đậu nành vì nó chỉ chứa ít đậu nành và rất nhiều natri).Tuy không trực tiếp làm tăng lượng đường trong máu nhưng nếu thịt chế biến với quá nhiều dầu mỡ, thịt chứa chất béo, cholesterol, sẽ làm tăng nguy cơ gặp phải các rối loạn chuyển hóa của cơ thể, trong đó có chuyển hóa chất béo, gây bệnh tim mạch và không tốt với tiểu đường.
  • Hạn chế chất béo: Bệnh nhân nên lựa chọn chất béo không bão hòa đơn từ dầu ô liu, dầu hạt cải, dầu đậu phộng, các loại hạt, quả bơ; Omega-3 (acid béo không bão hòa đa) có trong cá, sò ốc, hạt lanh, và quả óc chó; Omega-6 trong hạt bắp, hướng dương, dầu đậu nành và các loại hạt. Hạn chế chất béo bão hòa chủ yếu trong các sản phẩm động vật, bao gồm thịt và các sản phẩm từ sữa đầy đủ như chất béo, hay chất béo từ dầu dừa và cọ. Hạn chế chất béo chuyển hóa trong bánh nướng và thức ăn chiên, xúc xích, mì tôm, đồ ăn nhanh…
  • Hạn chế muối: Cần hạn chế muối natri ( đảm bảo dưới 2,3mg khoảng 1 muỗng cà phê) trong việc chế biến các món ăn hàng ngày. Nếu có tăng huyết áp kèm theo thì nên giảm dưới 1,5mg muối/ngày.
  • Tăng cường cung cấp các loại vitamin và khoáng chất như: Bổ sung kali và phốt pho qua trái cây như chuối, cam, lê, mận, dưa đỏ, cà chua, đậu khô và đậu, các loại hạt, khoai tây và bơ. Việc thiếu magie có thể liên quan đến sự đề kháng insulin và huyết áp cao.

4. Làm gì khi bị tiểu đường tuýp 1

Theo chế độ ăn uống đặc biệt và ăn nhẹ tại cùng một thời điểm vào mỗi ngày.

  • Tập thể dục và ngủ đầy đủ.
  • Đo đường huyết thường xuyên tại nhà. Hãy gọi cho bác sĩ nếu lượng đường huyết lên quá cao.
  • Hãy gọi bác sĩ nếu bạn bị sốt, buồn nôn, nôn mửa hoặc không thể giữ lại chất đặc và chất lỏng.
  • Đến bệnh viện ngay lập tức nếu bạn bị co giật, không thể đứng dậy hoặc bất tỉnh.
  • Tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ về việc sử dụng insulin.

Khám và điều trị tiểu đường tuýp 1 ở đâu?

Hiện tại mọi người đều có thể xét nghiệm tiểu đường tuýp 1 tại tất cả các cơ sở y tế công lập hoặc tại các bệnh viện tư nhân trên toàn quốc, tuy nhiên đối với các bệnh viện hay phòng khám tư thì mọi người nên lựa chọn các bên uy tín để có thể yên tâm khám và điều trị.

Làm sao để tìm được cơ sở khám tại địa phương?

Đầu tiên thì mọi người nên ưu tiên các bệnh viên công lập từ cấp Quận/ Huyện trở nên. Nếu như khoảng cách xa thì bạn có thể khám tại các phòng khám tư nhân.

Để tìm kiếm các cơ sở khám tiểu đường tuýp 1 bạn chỉ cần search từ khóa như sau trên google: Địa chỉ khám tiểu đường tại + quận/huyện + tỉnh/ thành phố. Hoặc tìm hiểu quả các cộng đồng Facebook địa phương, hoặc hỏi người thân.

Ví dụ: địa chỉ khám tiểu đường tại quận đống đa, hà nội. và đây là kết quả

địa chỉ khám tiểu đường tại quận đống đa
địa chỉ khám tiểu đường tại quận đống đa

Danh sách một số bệnh viện, phòng khám tiểu đường tuýp 1 uy tín:

Một số cơ sở bệnh viện tư nhân lớn và uy tín như: medlatec, vinmec, thu cúc, hồng ngọc..

Một số từ khóa tìm kiểm về bệnh tiểu đường tuýp 1 trên google: Tiểu đường tuýp 1, đáo tháo đường tuýp 1, tiểu đường loại 1, tiểu đường type 1, Type 1 Diabetes, điều trị tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không…

Lưu ý:

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi tiến hành điều trị. Hoaianshop.com không chịu trách nhiệm với các nội dung trên.

Bài viết được tổng hợp từ các nguồn tài liệu tham khảo

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/benh-tieu-duong-tuyp-1-bat-dau-nhu-nao/https://hellobacsi.com/tieu-duong-dai-thao-duong/tieu-duong-type-1/benh-tieu-duong-tuyp-1/

Bình luận bài viết

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *