Bệnh Tiểu Đường – Tổng hợp tất cả kiến thức cần biết

Bệnh tiểu đường hay còn gọi là bệnh đái tháo đường (tên tiếng anh Diabetes mellitus ). Là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.

Hiện nay, tỷ lệ người mặc bệnh tiểu đường ở nước ta đang có xu hướng ngày càng tăng và trẻ hóa. Bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, cuộc sống sinh hoạt thường ngày và đặc biệt gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng cho người bệnh. Bài viết dưới đây của VN Pharmacist sẽ tổng hợp và chia sẻ đến bạn đọc đẩy đủ mọi thông tin liên quan đến loại bệnh này, hãy cùng tham khảo nhé!

Mục Lục

Bệnh tiểu đường là gì?

Sau khi ăn uống, lượng carbohydrates từ bữa ăn sẽ được chuyển hóa thành một loại đường glucose. Loại đường này được hấp thu tại ruột và hòa tan vào máu. Trong lúc này, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hoocmon có tên gọi là insulin, có tác dụng đưa glucose vào các tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Nếu khả năng hoạt động của insulin gặp vấn đề hoặc lượng đường glucose trong cơ thể tăng lên quá mức vượt làm việc, khiến insulin không thể nào đáp ứng được. Khi đó, một lượng đường sẽ không chuyển hóa thành nguồn năng lượng cho cơ thể và bị dư thừa trong máu. Tình trạng lượng đường vượt quá tỷ lệ cho phép trong máu thì được gọi là Bệnh tiểu đường.

Tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường, là một bệnh rối loạn chuyển hóa carbohydrate. Bệnh chủ yếu do tuyến tụy sản xuất thiếu hoocmon insulin hoặc hoocmon này bị giảm khả năng tác động trong cơ thể, dẫn đến lượng đường trong máu luôn ở mức cao.

bệnh tiểu đường
bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh hiểm nghèo khác như: suy thận, mù mắt, tai biến mạch máu não, tim mạch vành,…

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường

Tiểu đường tuýp 1 – Khái niệm, nguyên nhân

Tiểu đường tuýp 1 là bệnh do sự bất thường của tế bào β đảo Langerhans làm giảm tiết hormon insulin hoặc không tiết ra insulin gây nguy hiểm đến tính mạng. Ở thể bệnh này, các triệu chứng thường xảy ra đột ngột và tiến triển nhanh, vì vậy có thể nhận biết được bệnh.

Tiểu đường loại 1 thường xảy ra cho người dưới 40 tuổi, hay bắt đầu vào khoảng tuổi 14.

Nguyên nhân của tiểu đường tuýp 1 chưa được xác định rõ. Các bác sĩ cho rằng, nguyên nhân gây bệnh là chủ yếu do di truyền kết hợp với tác nhân môi trường. Bạn có nguy cơ bị bệnh cao nếu mẹ hoặc anh, chị, em của bạn bị đái tháo đường loại một.

dấu hiệu của bệnh tiểu đường

Triệu chứng của tiểu đường loại 1 (do tụy tạng không tiết đủ insulin) thường đột ngột, có khi trong vòng vài ngày. Người bệnh đi tiểu luôn, lúc nào cũng khát nước, ăn uống nhiều vì ngon miệng, nhưng vẫn xuống cân. Thỉnh thoảng, có người từ trước vẫn khỏe mạnh, không có triệu chứng, nay đột nhiên hôn mê. Khi đưa vào bệnh viện và thử máu, mới thấy đường lên quá cao trong máu. Đo lượng insulin trong máu, thấy chất insulin trong máu người bệnh rất thấp hoặc không thấy có insulin gì cả.

>> Xem chi tiết về bệnh tiểu đường tuýp 1 tại: Bệnh Tiểu Đường Tuýp 1 (Type 1 Diabetes)

Bệnh tiểu đường tuýp 2 – Khái niệm, nguyên nhân

Đây là thể bệnh phổ biến nhất, thường gặp ở những người trên 40 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Số ca bệnh ở thể này chiếm khoảng 90 – 95 % tổng số bệnh nhân bị đái tháo đường. Bệnh không biểu hiện triệu chứng cơ năng nên khó phát hiện.

Xem chi tiết về: Bệnh Tiều Đường Tuýp 2 ( Type 2 Diabetes)

tiểu đường tuýp 2

Bệnh tiểu đường thai kỳ – Khái niệm, nguyên nhân

Đây là tình trạng bất thường trong quá trình trao đổi carbohydrate. Tiểu đường thai kỳ sẽ hết ngay sau khi sinh con. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các tác động xấu, ảnh hưởng đến mẹ và bé.

Nguyên nhân của tiểu đường thai kỳ: Ở phụ nữ mang thai, nhau thai tạo ra các kích tố để giúp duy trì thai kỳ. Những kích tố này làm cho các tế bào có khả năng kháng insulin tốt hơn. Khi tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để vượt qua sức đề kháng này, thì lượng đường tích tụ trong máu tăng lên dẫn đến tiểu đường trong thai kỳ.

Bạn có thểm tìm thêm các nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường trên google hoặc đến các phòng khám để được bác sỹ chuyên môn tư vấn.. Một số từ khóa tìm kiếm nguyên nhân bệnh đái tháo đường trên google cũng như các công cụ tìm kiếm khác:

  • Nguyên nhân bệnh tiểu đường
  • nguyên nhân bị tiểu đường
  • nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường
  • vì sao bị tiểu đường
  • tại sao bị bệnh tiểu đường

Dấu hiệu, biểu hiện, triệu trứng của bệnh tiểu đường

Dưới đây là một số triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường nói chung:

  1. Tiểu nhiều: Nồng độ glucose trong máu cao dẫn đến lượng glucose trong nước tiểu đầu cao, vượt quá ngưỡng hấp thu ở thận. Do đó, một phần glucose không được tái hấp thu ở ống lượn gần, dẫn đến hiện tượng trong nước tiểu tồn tại đường. Đồng thời, do lượng đường trong nước tiểu cao nên làm tăng áp suất thẩm thấu nước tiểu. Vì vậy, nước khuếch tán vào nước tiểu và làm tăng khối lượng nước tiểu, gây tiểu nhiều. Ở trẻ em có thể bị tiểu dầm vào ban đêm do đa niệu.
  2. Uống nhiều: Khi cơ thể mất nước sẽ kích thích vùng dưới đồi gây ra cảm giác khát, khiến bệnh nhân uống nước liên tục.
  3. Ăn nhiều: Do cơ thể không thể sử dụng đường để tạo năng lượng, nên người bệnh sẽ có cảm giác nhanh đói, kích thích ăn nhiều.
  4. Gầy: Mặc dù ăn uống nhiều hơn so với bình thường, nhưng do cơ thể không sử dụng được glucose để tạo năng lượng, nên phải tăng cường thoái hóa lipid và protid để bù trừ. Cho nên, người bệnh thường gầy còm, xanh xao.
  5. Ngoài ra, người bệnh còn có những biểu hiện như: khô miệng, buồn nôn, mờ mắt, chậm lành vết loét,… Để biết chắc chắn mình có bị bệnh hay không, bạn nên gặp bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm.

5 triệu chứng của tiểu đường tuýp 1

  1. Đói và mệt: Cơ thể bạn chuyển đổi thức ăn bạn ăn thành glucose mà tế bào của bạn sử dụng để lấy năng lượng. Nhưng các tế bào của bạn cần insulin để hấp thụ glucose. Nếu cơ thể bạn không tạo ra đủ hoặc bất kỳ loại insulin nào, hoặc nếu các tế bào của bạn kháng lại insulin mà cơ thể bạn tạo ra, glucose không thể xâm nhập vào chúng và bạn không có năng lượng. Điều này có thể khiến bạn đói và mệt mỏi hơn bình thường.
  2. Đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn: Một người bình thường thường phải đi tiểu từ bốn đến bảy lần trong 24 giờ, nhưng những người mắc bệnh đái tháo đường do đường máu cao có thể đi nhiều hơn bình thường rất nhiều lần. Tại sao lại nhưu vậy ? Bình thường cơ thể bạn tái hấp thu glucose khi nó đi qua thận của bạn. Nhưng khi bệnh tiểu đường đẩy lượng đường trong máu của bạn lên cao, thận của bạn có thể không thể đưa tất cả trở lại. Điều này khiến cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu và phải mất nước. Kết quả: Bạn sẽ phải đi thường xuyên hơn. Bạn cũng có thể đi ra ngoài nhiều hơn. Bởi vì bạn đi tiểu rất nhiều, bạn có thể rất khát. Khi bạn uống nhiều hơn, bạn cũng sẽ đi tiểu nhiều hơn.
  3. Khô miệng, khát nước nhiều và ngứa da: Bởi vì cơ thể bạn đang sử dụng chất lỏng để đi tiểu, nên độ ẩm cho những thứ khác sẽ ít hơn. Bạn có thể bị mất nước, và miệng của bạn có thể cảm thấy khô. Da khô có thể làm bạn ngứa.
  4. Sút cân nhiều: Mặc dù bệnh nhân ăn nhiều nhưng sút cân rất nhiều.
  5. Thị lực giảm: Thay đổi mức chất lỏng trong cơ thể bạn có thể làm cho tròng kính trong mắt bạn sưng lên khiến mắt mờ và thị lực giảm.

2 triệu chứng nổi bật của tiểu đường typ2

Ở tiểu đường loại 2 bệnh nhân diễn biến rất âm thầm thậm chí không có triệu chứng gì, không có các triệu chứng rầm rộ như tiểu đường tuýp 1 . Bạn có thể được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường vì bạn đi khám bác sĩ vì bệnh khác vô tình xét nghiệm glucose máu hoặc phát hiện bệnh vì có các biến chứng khác như vết thương nhiễm trùng khó liền. Nhìn chung người bệnh có thể không bao giờ cảm nhận được các dấu hiệu cảnh báo rõ ràng. Bệnh đái tháo đường có thể phát triển trong nhiều năm và các dấu hiệu cảnh báo có thể rất khó chẩn đoán. Một số dấu hiệu như:

  1. Nhiễm trùng nấm men: Cả đàn ông và phụ nữ mắc bệnh tiểu đường đều có thể mắc phải những thứ này. Nấm men ăn glucose, vì vậy có nhiều xung quanh làm cho nó phát triển mạnh. Nhiễm trùng có thể phát triển ở bất kỳ nếp gấp ấm và ẩm của da, bao gồm: giữa ngón tay và ngón chân, dưới ngực, trong hoặc xung quanh cơ quan sinh dục
  2. Vết loét hoặc vết cắt chậm lành: Theo thời gian, lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu của bạn và gây tổn thương thần kinh khiến cơ thể bạn khó chữa lành vết thương.Đau hoặc tê ở chân hoặc chân của bạn. Đây là một kết quả khác của tổn thương thần kinh.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ

  • Lượng đường trong máu cao khi mang thai thường không có triệu chứng. Bạn có thể cảm thấy hơi khát hơn bình thường hoặc phải đi tiểu thường xuyên hơn. Thường phát hiện chủ yếu khi làm nghiệm pháp 3 mẫu glucose lúc thai 28 tuần.

Bạn có thểm tìm thêm các triệu trứng của bệnh tiểu đường trên google hoặc nên thực hiện các xét nghiệm để biết chắc chắn mình có bị đái tháo đường hay không. Một số từ khóa tìm kiếm về biểu hiện của bệnh đái tháo đường trên google cũng như các công cụ tìm kiếm khác:

  • triệu chứng bệnh tiểu đường giai đoạn đầu
  • dấu hiệu của bệnh tiểu đường ở nữ
  • triệu chứng bệnh tiểu đường ở nữ
  • dấu hiệu tiểu đường ở nam giới
  • biểu hiện bệnh tiểu đường
  • dấu hiệu bị tiểu đường
  • đường huyết cao có phải bị tiểu đường
  • bệnh tiểu đường có những biến chứng gì

Bệnh tiểu đường có nguy hiểm không?

Đáp án cho câu hỏi này đó chính là: bệnh tiểu đường nguy hiểm, nhưng không hề đáng sợ như bạn nghĩ. Tại sao lại thế? Hãy cũng VN Pharmacist tìm hiểu thêm nhé.

Biến chứng có thể xảy ra khi mắc bệnh đái tháo đường

Người mắc bệnh tiểu đường càng lâu thì càng khó kiểm soát lượng đường có trong máu. Lúc này nguy cơ xảy ra các biến chứng tăng lên, chúng phát triển dần dần, nếu nặng có thể đe dọa đến tính mạng.

Một số biến chứng có thể xảy ra đối với người bệnh đó là:

  1. Bệnh tim mạch: Khi bị đái tháo đường, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như: đau tim, xơ vữa động mạch, đột quỵ,… cao hơn so với bình thường.
  2. Tổn thương thần kinh: Lượng đường dư thừa trong máu làm tổn thương các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng dây thần kinh, nhất là ở chân. Vì vậy, người bệnh thường có cảm giác ngứa, tê hoặc đau ở đầu ngón tay hoặc ngón chân và ngày càng lan rộng ra. Nếu để kéo dài, người bệnh có thể bị mất cảm giác. Ngoài ra, khi các dây thần kinh bị tổn thương ở hệ tiêu hóa còn gây nôn mửa, tiêu chảy hoặc táo bón.
  3. Tổn thương thận: Bệnh đái tháo đường có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến các tổ chức của thận. Trường hợp nặng, người bệnh có thể bị suy thận hoặc bệnh thận đã ở giai đoạn cuối cần phải chạy thận.
  4. Tổn thương mắt: Khi bị mắc bệnh này, các mạch máu của võng mạc có thể bị tổn thương và có khả năng mắc các bệnh về thị lực nghiêm trọng khác: đục thủy tinh thể, bệnh tăng nhãn áp,…
  5. Bệnh Alzheimer: Người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao.
Các biến chứng có thể gặp của bệnh tiểu đường
Các biến chứng có thể gặp của bệnh tiểu đường

Các biến chứng có thể gặp khi mang thai:

  1. Người mẹ có thể mắc chứng bệnh tiền sản giật với các biểu hiện như: huyết áp cao, dư protein trong nước tiểu, sưng chân. Không chỉ vậy, thai phụ còn có nguy cơ mắc bệnh lý này trong lần mang thai tiếp theo, đồng thời khi về già có thể phát triển thành bệnh tiểu đường, điển hình là tiểu đường tuýp 2.
  2. Thai nhi có thể phát triển nhanh hơn so với tuổi, có nguy cơ bị tiểu đường tuýp 2 trong tương lai. Nếu mẹ bầu không điều trị, trẻ có thể bị tử vong trước hoặc sau khi sinh.

Nghe qua các biến chứng có thể gặp khi mắc phải tiểu đường chắc hẳn ai cũng thấy rất nguy hiểm tuy nhiên tại saolại nói nó không đáng sợ.

Đó là vì, nếu bạn kiểm soát đường huyết được trong vùng an toàn thì cũng giống như bạn đang sống trong một xã hội được pháp luật bảo vệ, bạn sẽ có sức khỏe tốt và một cuộc sống hạnh phúc.

Rất nhiều nghiên cứu y học đã chứng minh rằng bệnh tiểu đường có những vùng đường huyết nguy hiểm. Đó là khi đường huyết của bạn quá thấp hoặc quá cao.

Đường huyết xuống thấp dưới 60mg/dl có thể dẫn đến tình trạng hôn mê, thậm chí tử vong, còn đường huyết tăng cao hơn 180mg/dl có thể gây tổn thương nhiều bộ phận quan trọng trong cơ thể như tim mạch, mạch máu, mắt, thận và thần kinh.

Trung bình cứ 10 người bị tiểu đường thì có 8 người bị mắc bệnh tim mạch và có tới 75% số ca tử vong ở người bệnh tiểu đường týp 2 là do bệnh tim mạch, chủ yếu là do nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.

Bệnh thận do tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất gây suy thận giai đoạn cuối, còn liên quan tới bệnh võng mạc do tiểu đường cũng là nguyên nhân hàng đầu gây mù ở người dân của những nước công nghiệp phát triển.

Vùng đường huyết nguy hiểm của bệnh tiểu đường, một “khái niệm mới”?

Vùng nguy hiểm của bệnh tiểu đường là một khái niệm không hề mới đối với các thầy thuốc nhưng với các bệnh nhân tiểu đường thì còn rất nhiều người chưa biết, hoặc biết nhưng không hiểu rõ tầm quan trọng cũng như ý nghĩa của khái niệm này.

Trong thực tế, chỉ khi đường huyết rất cao (trên 300mg/dl = 16,5mmol/l) thì người bệnh mới có một số triệu chứng như mệt mỏi, đi tiểu nhiều và khát nước…

Còn khi đường huyết cao khoảng từ 126 – 300 mg/dl (7 – 16,5mm/l) bạn sẽ không cảm nhận được vì nó không làm bạn đau, chẳng làm bạn mệt hay có cảm giác khó chịu, nhưng đó lại chính là lý do vì sao bệnh tiểu đường lại gây ra nhiều tổn thất như vậy.

Theo nghiên cứu UKPDS – một nghiên cứu mới nhất và đáng tin cậy nhất về bệnh tiểu đường thì ngay tại thời điểm được phát hiện mắc bệnh thì 50% số bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đã có ít nhất một biến chứng rồi. Lý do là vì đa số các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể sống hàng tháng thậm chí hàng năm với mức đường huyết cao, mà không hề biết là nhiều bộ phận trong cơ thể đang bị phá hủy dần bởi đường huyết cao cho đến khi biến chứng xuất hiện.

Tại thời điểm đó thì dù có được điều trị tích cực và rất tốn kém thì hiệu quả thường vẫn rất thấp, không thể ngăn được các biến chứng nặng lên và có thể phải trả giá bằng chính cuộc sống của mình và hạnh phúc của gia đình mình. Mà đây cũng chính là phần lớn người bệnh tiểu đường ở Việt nam đang mắc phải sai lầm này

Như vậy nếu chờ cho đến khi có các triệu chứng mới bắt đầu điều trị thì đã quá muộn.

Ngăn ngừa vùng nguy hiểm của bệnh tiểu đường

Đó là hãy giữ đường huyết của bạn nằm trong vùng bình thường (an toàn), và đây cũng chính là mục tiêu cơ bản, là bí quyết để điều trị thành công bệnh tiểu đường.

Muốn biết đường huyết của bạn đang nằm trong vùng an toàn hay vùng nguy hiểm, bạn cần phải đo đường huyết tại nhà một hoặc nhiều lần mỗi ngày, cả trước và sau bữa ăn. Các kết quả đường huyết sẽ giúp người bệnh và thầy thuốc đánh giá được kết quả của phương pháp điều trị, và điều chỉnh phác đồ điều trị sao cho hiệu quả nhất.

Ngày nay, tự đo đường huyết tại nhà bằng máy đo cá nhân được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo là phương pháp tin cậy và phù hợp cho mọi bệnh nhân tiểu đường.

Cách sử dụng máy đo đường huyết chuẩn xác nhất

Giữ đường huyết của bạn trong vùng an toàn, đóng vai trò then chốt trong phòng ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của chính bệnh tiểu đường và các biến chứng của bệnh tiểu đường.

Theo Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), đối với đa số bệnh nhân tiểu đường, mức đường huyết an toàn là:

  • Trước bữa ăn: 90 – 130mg/dl (5,0 – 7,2mmol/l)
  • Sau bữa ăn 1 – 2 giờ: nhỏ hơn 180mg/dl (10mmol/l)
  • Trước lúc đi ngủ: 110 – 150mg/dl (6,0 – 8,3mmol/l)

Tùy lứa tuổi, giai đoạn bệnh, mức độ các biến chứng… mà mức đường huyết an toàn của mỗi người bệnh có thể khác nhau nhưng không nhiều. Và nếu bạn không may bị mắc tiểu đường thì hãy đi khám và hỏi bác sĩ về mức đường huyết an toàn mà bạn cần đạt. Từ đó có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý để giữ được vùng đường huyết an toàn đó thì bạn cũng sẽ yên tâm hơn rất nhiều

Điều trị bệnh tiểu đường

Khi tìm hiểu về cách điều trị bệnh tiểu đường thì chắc hẳn mọi người đang đi tìm đáp án cho câu hỏi “bệnh tiểu đường có chữa được không? 

Rất tiếc khi phải trả lời rằng. ” Ở thời điểm hiện tại, bệnh tiểu đường vẫn chưa thể điều trị dứt điểm hoàn toàn, tuy nhiên, duy trì chế độ ăn kiểm soát, vận động thường xuyên, kết hợp với dùng thuốc sẽ giúp bạn kiểm soát đường huyết, làm chậm nguy cơ tiến triển biến chứng tiểu đường.”

Vị vậy nếu bạn thấy ở đâu có có những loại thuốc hay phương pháp giúp “trị bệnh tiểu đường tận gốc” thì bạn cũng đừng vui mừng quá, hãy tìm hiểu thật kỹ để tránh bị lừa.

Một số xét nghiệm để chẩn đoán bệnh tiểu đường

  1. HbA1C: Xét nghiệm này cho thấy mức đường huyết liên tục của bạn trung bình trong 2 hoặc 3 tháng qua. Xét nghiệm này không yêu cầu bạn phải nhịn ăn hay uống bất cứ thứ gì.
  2. Đường huyết lúc đói (FPG): Bạn sẽ cần nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước khi thử nghiệm này.
  3. Dung nạp glucose đường uống (OGTT): Thử nghiệm này mất từ ​​2 đến 3 giờ. Mức đường huyết của bạn được kiểm tra ban đầu và sau đó lặp đi lặp lại trong khoảng thời gian 2 giờ sau khi uống một loại đồ uống ngọt cụ thể.
  4. Xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên: Bạn có thể làm xét nghiệm này bất cứ lúc nào và không cần phải nhịn ăn.

Cách chữa bệnh tiểu đường

Khi phát hiện mình bị đái tháo đường, bạn cần đến bác sĩ để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.

  • Nếu bạn bị tiểu đường tuýp 1, cơ thể không tự sản xuất insulin vì vậy bạn cần dùng chúng trong suốt quãng đời còn lại.
  • Nếu bị tiểu đường tuýp 2, bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống và luyện tập thể dục thường xuyên. Đồng thời, bạn cũng có thể sử dụng thuốc uống hoặc tiêm insulin, metformin để kiểm soát lượng đường trong máu.

Cách điều trị bệnh tiểu đường dân gian

Dưới đây là 10 bài thuốc điều trị bệnh tiểu đường từ các vị thuốc dân gian:

dây thìa canh
dây thìa canh dùng trong điều trị tiểu đường
  1. Chữa tiểu đường bằng mướp đắng

    • Cách 1:
      • Chuẩn bị 1 quả ớt ngọt xanh, 1 quả dưa chuột, vài cọng rau cần, ½ quả mướp đắng.
      • Đem tất cả rửa sạch, bỏ ruột, thái nhỏ như hạt lựu rồi bỏ vào máy xay sinh tố xay nhỏ, lọc lấy nước.
      • Uống 2 lần/ngày vào 2 buổi sáng chiều, kiên trì thực hiện để thấy hiệu quả.
    • Cách 2:
      • Lấy 1 quả mướp đắng rửa sạch, ép lấy nước.
      • Có thể thêm 1 ít muối hoặc 1 – 2 thìa nước cốt chanh (với trường hợp không đau dạ dày) cho dễ uống.
      • Sử dụng vào buổi sáng, trước khi ăn để thấy hiệu quả.
      • Có thể thay thế bằng cách dùng mướp đắng làm các món ăn như khổ qua nhồi thịt, xào thịt, xào trứng, nấu canh…
  2. Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường bằng dây thìa canh

    • Cách 1: Lấy 100g thì canh khô, sắc với 2 lít nước, thấy còn nửa lít thì tắt bếp. Chia làm 3 lần, uống trong ngày, trước hoặc sau khi ăn 30 phút. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để ổn định đường huyết.
    • Cách 2: Lấy 15g lá dây thìa canh, 15g lá ổi sắc với 2 lít nước, thấy còn nửa lít thì hạ nhỏ lửa đun trong 5 phút rồi tắt bếp. Chờ nguội thì chia làm 3 lần uống trong ngày.
  3. Chữa tiểu đường bằng vỏ dưa hấu

    • Cách 1:
      • Lấy 30g vỏ dưa hấu, 30g vỏ bí xanh rửa sạch để ráo nước.
      • Sắc với nước uống, thấy cô cạn thì tắt bếp, chia làm 3 lần uống trong ngày.
      • Thực hiện liên tục trong 1 tháng sẽ thấy lượng đường huyết trong máu cải thiện đáng kể.
    • Cách 2:
      • Lấy 60g vỏ dưa hấu, 10g ô mai, 12g thiên hoa phấn, 15g câu kỷ tử rửa sạch, để ráo.
      • Sắc với nước trong ấm chuyên dụng, thấy cô cạn thì tắt bếp.
      • Uống trong ngày, kiên trì thực hiện để hỗ trợ kiểm soát lượng đường trong máu.
  4. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng tỏi
    • Cách chế biến:
      • Chuẩn bị 40g tỏi khô, 100ml rượu nếp 50 độ
      • Tỏi bóc vỏ, thái nhỏ cho vào lọ thủy tinh sạch
      • Đổ rượu nếp đã chuẩn bị vào lọ, ngâm đến khi tỏi chuyển từ màu trắng thành vàng thì lấy dùng.
      • Để tỏi ngấm đều vào rượu, trong lúc ngâm thỉnh thoảng nên lắc nhẹ lọ.
    • Cách sử dụng:
      • Mỗi ngày sử dụng 1 thìa cà phê rượu tỏi
      • Dùng 2 lần/ngày vào hai buổi sáng tối, không nên uống nhiều vì dễ ảnh hưởng đến dạ dày.
  5. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng lá Sa kê

    • Cách 1:
      • Chuẩn bị 100g lá sa kê vàng rụng tách khỏi cây, 100g đậu bắp, 20g búp ổi tươi.
      • Lấy 3 nguyên liệu trên sắc trong nồi hoặc ấm đất với 2 lít nước, thấy còn 500ml thì chia làm nhiều lần
      • uống trong ngày.
    • Cách 2: (Được áp dụng cho trường hợp tiểu đường đi kèm với tăng huyết áp)
      • Lấy 2 lá sa kê vàng vừa rụng, 50g lá ngót tươi, 20g chè xanh rửa sạch
      • Sắc lấy nước, thấy cô cạn thì tắt bếp, chia làm nhiều lần uống trong ngày.
    • Lưu ý: Không dùng lá sa kê tươi trên cành vì không có tác dụng, cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, tránh các thức ăn giàu tinh bột để thấy hiệu quả.
  6. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng hạt quả vải

    • Cách 1: Hạt vải phơi khô, rửa sạch để ráo, thái nhỏ. Sắc với nước để uống, thấy cô lại thành cao thì chế viên, trọng lượng mỗi viên khoảng 0,3g. Mỗi ngày dùng 4 – 6 viên, chia làm 3 lần uống, sử dụng liên tục 3 tháng để kiểm soát đường huyết.
    • Cách 2: Hạt vải sấy khô, tán thành bột mịn, lấy 10g bột pha với nước uống, sử dụng 3 lần/ngày. Có tác dụng giảm lượng đường huyết trong máu, phù hợp cho người mắc tiểu đường tuýp 2 trên 40 tuổi.
  7. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng rau muống râu ngô

    • Cách làm:
      • Lấy 60g cọng rau muống, 30g râu ngô rửa sạch.
      • Sắc với nước uống trong ấm chuyên dụng, thấy cô cạn thì tắt bếp
      • Uống hết trong ngày, sử dụng liên tục để thấy hiệu quả.
    • Lưu ý: Với rau muống, nên rửa từng cọng, ngâm với nước muối loãng từ 10 – 15 phút sau đó vớt ra rửa lại để đảm bảo vệ sinh.
  8. Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường bằng lá xoài

    • Cách làm:
      • Lấy 2 -3 lá xoài non rửa sạch với nước muối, thái nhỏ thành sợi.
      • Cho vào cốc rồi đổ nước sôi ngâm qua đêm cho ra nước.
      • Lấy phần nước, bỏ bã, uống hết sau khi thức dậy.
      • Sử dụng đều đặn 1 lần/ngày, sau 1 tháng sẽ thấy dấu hiệu tích cực.
    • Lưu ý: Nên uống nước lá xoài và thuốc điều trị cách nhau từ 2 – 3 tiếng để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
  9. Bài thuốc dân gian chữa tiểu đường bằng ổi

    • Cách 1: Lấy 100g lá ổi non rửa sạch với nước muối, nấu với 2 lít nước. Thấy sôi thì đun nhỏ lửa trong 5 phút rồi tắt bếp, dùng nước này uống thay nước lọc mỗi ngày.
    • Cách 2: Lấy 30g râu ngô, 20g lá ổi non, 15g bạch quả rửa thật sạch, nấu cùng 2,5 lít nước. Thấy sôi thì đun nhỏ lửa trong 5 phút rồi tắt bếp. Để nguội, uống thay nước lọc mỗi ngày.
  10. Bài thuốc chữa tiểu đường bằng nấm lim xanh

    • Cách 1: Lấy 10g nấm lim xanh ngâm trong 10 phút với muối, để ráo nước thì sắc trong ấm chuyên dụng với 2 lít nước. Thấy còn 1,5 lít thì tắt bếp, dùng thay nước lọc hàng ngày.
    • Cách 2: Lấy 100g nấm lim xanh, rửa sạch, để ráo nước, cho vào hũ thủy tinh rồi đổ 1 lít rượu trắng ngon đậy kín nắp, ngâm trong 7 ngày. Mỗi ngày dùng không quá 100ml rượu, chia làm 3 lần uống trước bữa ăn 30 phút.
    • Cách 3: Lấy nấm lim xanh tán thành bột, cất dùng dần, mỗi ngày lấy một ít nấm cho vào túi lọc hãm với nước uống như trà. Không dùng quá nhiều, tránh uống phải bã nấm để tránh tổn thương dạ dày.

Có rất nhiều bài thuốc dân gian điều trị bệnh tiểu đường mọi người có thể tìm kiếm và tham khảo trên google.

Chế độ ăn cho người tiểu đường

Để bệnh không tiến triển nặng hơn, người bệnh nên ăn nhiều những thực phẩm có hàm lượng đường thấp, ăn nhiều rau xanh, chia nhỏ bữa ăn. tập thể dục thường xuyên. Người bệnh nên ăn nhiều rau xanh và uống nhiều nước ép trái cây

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?

Người bệnh tiểu đường cần biết mình nên bổ sung thực phẩm như thế nào cho phù hợp, nên ăn gì và không nên ăn gì. Theo đó, những thực phẩm dành cho người tiểu đường bao gồm:

  1. Nhóm đường bột: Ngũ cốc nguyên hạt, đậu đỗ, gạo còn vỏ cám, rau củ… được chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng, hạn chế tối đa rán, xào… Các loại củ như khoai sắn cũng cung cấp khá nhiều tinh bột, nên nếu người bệnh tiểu đường ăn các loại này thì cần phải giảm hoặc cắt cơm.
  2. Nhóm thịt cá: Người bệnh tiểu đường nên ăn cá, thịt nạc, thịt gia cầm bỏ da, thịt lọc bỏ mỡ, các loại đậu đỗ… được chế biến đơn giản như hấp, luộc, áp chảo nhằm loại bớt mỡ.
  3. Nhóm chất béo, đường: Các thực phẩm có chất béo không bão hòa được ưu tiên trong chế độ ăn của người bệnh tiểu đường như dầu đậu nành, vừng, dầu cá, mỡ cá, olive…
  4. Nhóm rau: Người bệnh tiểu đường nên ăn rau nhiều hơn trong thực đơn của mình thông qua các cách chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc, rau trộn nhưng không nên sử dụng nhiều loại sốt có chất béo.
  5. Hoa quả: Người bệnh tiểu đường cần tăng cường ăn trái cây tươi, không nên chế biến thêm bằng cách cho thêm kem, sữa, hạn chế ăn các loại quả chín ngọt như: sầu riêng, hồng chín, xoài chín…

Cũng theo Viện dinh dưỡng quốc gia, tỷ lệ giữa các thành phần sinh năng lượng trong bữa ăn hàng ngày của người bệnh tiểu đường được xác định cụ thể như sau sẽ rất tốt trong ổn định, điều trị bệnh:

  • Protein: lượng protein nên đạt 1- 1,2 g/kg/ngày đối với người lớn, tức là tỷ lệ này nên đạt tương đương 15- 20% năng lượng khẩu phần.
  • Lipit: Tỷ lệ chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần, không nên vượt quá 30%. hạn chế các axit béo bão hòa .Điều này giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa động mạch
  • Gluxit: Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt từ 50-60% tổng số năng lượng khẩu phần của người bệnh tiểu đường. Nên chọn lựa loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như : Gạo lức, bánh mì đen,yến mạch, các loại đậu nguyên hạt…

Người bị tiểu đường nên ăn gì?

Ngoài ra người bệnh hoặc người chăm sóc người bệnh có thể tìm kiếm thêm các tài liệu về dinh dưỡng cho người tiểu đường trên google thông qua các từ khóa như:

  • thức ăn dành cho người tiểu đường
  • dinh dưỡng cho người tiểu đường
  • món an vặt cho người tiểu đường
  • các món canh tốt cho người tiểu đường
  • thực phẩm tốt cho người tiểu đường
  • thực phẩm chức năng cho người tiểu đường
  • tiểu đường nên ăn quả gì

Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường đạt kết quả tốt nhất, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các loại thực phẩm sau:

  • Hạn chế ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng
  • Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe nói chung và người bệnh tiểu đường nói riêng.
  • Người bệnh tiểu đường không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, các loại bánh kẹo ngọt, mứt, sirô, các loại nước có ga…
  • Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi loại này chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.

người bị tiểu đường không nên ăn gì

Nguyên tắc trong ăn uống đối với người bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì cần tuân theo sự tư vấn, chỉ định nhất định của bác sĩ. Bên cạnh đó cần biết và nắm rõ các nguyên tắc để tránh đường huyết tăng, ngăn chặn và làm chậm các biến chứng của bệnh tiểu đường:

  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa trong ngày để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để tình trạng quá đói, hoặc quá no.
  • Không nên thay đổi quá nhanh và quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hàng ngày.
  • Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn, dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Khám và điều trị tiểu đường ở đâu?

Hiện tại mọi người đều có thể xét nghiệm tiểu đường tại tất cả các cơ sở y tế công lập hoặc tại các bệnh viện tư nhân trên toàn quốc, tuy nhiên đối với các bệnh viện hay phòng khám tư thì mọi người nên lựa chọn các bên uy tín để có thể yên tâm khám và điều trị.

Làm sao để tìm được cơ sở khám tại địa phương?

Đầu tiên thì mọi người nên ưu tiên các bệnh viên công lập từ cấp Huyện/ Quận trở nên. Nếu như khoảng cách xa thì bạn có thể khám tại các phòng khám tư nhân.

Để tìm kiếm các cơ sở này bạn chỉ cần search từ khóa như sau trên google: Địa chỉ khám tiểu đường tại + quận/huyện + tỉnh/ thành phố.

Ví dụ: địa chỉ khám tiểu đường tại quận đống đa, hà nội. và đây là kết quả

địa chỉ khám tiểu đường tại quận đống đa
địa chỉ khám tiểu đường tại quận đống đa

Danh sách một số bệnh viện, phòng khám tiểu đường uy tín:

Một số cơ sở bệnh viện tư nhân lớn và uy tín như: medlatec, vinmec, thu cúc, hồng ngọc..

Tiểu đường không phải là một bệnh lây nhiễm nhưng đang gia tăng với số lượng rất lớn ở nước ta bởi lối sống gắn liền với đô thị hóa và những thiếu sót về thông tin của người dân. Qua bài viết này hi vọng độc giả có cái nhìn tổng quan về bệnh tiểu đường cũng như thu nhận cho mình những kiến thức bổ ích để phòng ngừa bệnh.

Lưu ý:

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi tiến hành điều trị. Vnpharmacist.com không chịu trách nhiệm với các nội dung trên.

Bài viết được tổng hợp từ các nguồn tài liệu tham khảo

https://vi.wikipedia.org/wiki/Insulin

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/tieu-duong-can-benh-khong-dang-so/

https://medlatec.vn/tin-tuc/cam-nang-thong-tin-can-biet-ve-benh-tieu-duong-s195-n17585

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/dau-hieu-som-bao-hieu-benh-tieu-duong/

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nguoi-bi-benh-tieu-duong-nen-an-gi-va-nen-kieng-gi/

Bình luận bài viết

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *