Đặc tính, công dụng Cây Hoắc Hương – Vị thuốc dân gian

Hoắc hương là thảo dược nổi tiếng với mùi thơm dễ chịu cùng nhiều công dụng tốt cho sức khỏe như trị cảm cúm, sổ mũi, nôn mửa, tiêu chảy… Từ xa xưa, các bậc thầy Đông y đã đánh giá cao tác dụng trị bệnh của thảo dược này đồng thời có những cách dùng mang đến hiệu quả tốt nhất. Để tìm hiểu rõ hơn về đặc điểm, công dụng cũng như cách sử dụng như thế nào hãy cùng Vn Pharmacist tìm khám phá trong bài viết dưới đây.

Giới thiệu về cây hoắc hương.

Cây Hoắc Hương là gì?

Hoắc hương dù xuất hiện khá phổ biến trong tự nhiên nhưng vẫn có không ít người dùng biết đến sự tồn tại của cây thuốc này.

  • Tên gọi: Hoắc Hương
  • Tên gọi khác trong dân gian: Thổ hoắc hương, quảng hoắc hương,…
  • Danh pháp khoa học: Pogos cablin (Blanco) Benth
  • Thuộc họ: Lamiaceae
  • Các thành phần hoá học chính: alcohol patchoulic (45%), patchoulen (50%) và một số thành phần khác như benzaldehyd, aldehyd cinnamic, eugenol, cadinen, sesquiterpen và epiguaipyridin.
cây hoắc hương là gì
cây hoắc hương là gì

Đặc điểm thực vật của cây hoắc hương

Cây hoắc hương thường bị nhiều người nhầm lẫn với nhiều loài cây khác có đặc điểm tương đồng. Để phân biệt chính xác loài cây này có thể tham khảo những đặc điểm nổi bật dưới đây:

  • Hoắc hương là loài cây thân thảo, sống lâu năm, cao chừng 30 – 60cm. Thân cây hình vuông, màu nâu tím, có lớp lông nhỏ mịn, phân thành nhiều nhánh khoảng 40 – 50cm, đường kính từ 2 – 7mm. Khi già, thân cây sẽ có nhiều lớp bần bám xung quanh, màu nâu xám.
  • Lá cây mọc đối xứng với nhau, rộng khoảng 3 – 7cm, dài 4 – 9cm, cả hai mặt đều có lớp lông mịn phủ kín. Mỗi phiến lá có hình elip, phần mép có răng cưa, chóp lá hơi nhọn hoặc tròn.
  • Hoa hoắc hương mọc thành từng cụm dài ở phần ngọn hoặc nách lá, có màu hồng hoặc tím nhạt, thường nở rộ vào khoảng tháng 5 – 6 hàng năm.
  • Mùi hoắc hương rất đặc trưng, thơm nồng, đặc biệt là phần lá cây.
  • Toàn thân cây hoắc hương có mùi thơm nổi bật đặc biệt là bộ phận lá cây.

Các loại hoắc hương hiện nay

Trên thực tế, cây hoắc hương chỉ có một loại duy nhất với những đặc điểm thực vật chúng ta đã đề cập ở trên. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người nhầm lẫn loài cây này với cây hoắc hương núi còn có tên gọi khác là chè nội.

Loài cây này mọc đứng cao đến 1,5m, phân nhánh nhiều, thân vuông và ít lông. Phiến lá có hình trái xoan cụt hoặc hình tim, nhọn ở chóp. Trong Đông y, hoắc hương núi là vị thuốc có vị cay se, tính ấm, có tác dụng khử phong giải độc, thanh thử hóa thấp, hòa trung chống nôn và tiêu thũng giảm đau.

Dù đều là dược liệu quý nhưng người dùng vẫn cần phân biệt chính xác 2 loài cây này để tránh nhầm lẫn, sử dụng sai lệch dẫn đến không hiệu quả,…

Khu vực phân bố chủ yếu của hoắc hương

Hoắc hương phát triển mạnh mẽ ở những vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm như Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam. Malaysia. Philippines,….

Tại Việt Nam, cây hoắc hương được tìm thấy nhiều nhất ở các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình,… Ngoài ra, chúng còn được trồng làm dược liệu tại các vườn thảo dược trên cả nước.

cây hoắc hương

Bộ phận làm thuốc bào chế

Hầu như các bộ phận của Hoắc hương đều được sử dụng làm dược liệu. Trong đó, phần lá và cành của cây thường được sử dụng nhất để chiết xuất tinh dầu hay làm thuốc chữa bệnh. Lá lựa thứ nguyên vẹn. lá dùng mềm, mùi thơm nồng đặc trưng, vị hơi đắng.

Một số cách bào chế:

  • Lá khô đem thái nhỏ dùng trong thuốc thang hoặc tán bột nhỏ để làm hoàn tán (Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
  • Phun nước cho ngấm đều, thái phiến, phơi khô để dùng (Đông Dược Học Thiết Yếu).
  • Loại bỏ rễ còn sót lại và các tạp chất, lấy lá sạch để riêng. Rửa sạch thân, ủ mềm, cắt đoạn, phơi khô rồi trộn đều thân với lá. Có thể chưng cất tinh dầu từ lá tươi.

Bảo quản

  • Đậy kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh mối mọt.

Công Dụng Của Cây Hoắc Hương

  1. Giảm stress, căng thẳng: Mùi của cây hoắc hương có tác dụng giải phóng các hoocmon cảm giác như serotonin và dopamine. Làm cảm giác buồn bã biến mất thay vào đó là cảm giác lạc quan, đầy hi vọng và yêu đời hơn.
  2. Ngăn nhiễm trùng: Cay hoắc hương còn có tác dụng rất đặc biệt là ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngay cả khi bạn bị trầy do sắt bị rỉ sét ngây lên cây hoắc hương cũng giúp được đấy.
  3. Giảm viêm: Hoắc hương có tác dụng làm dịu cơn sốt do vết thương bị viêm, nhiễm trùng. Ngoài ra tinh dầu hoắc hương còn rất tốt với những người bị bệnh gout nữa đấy.
  4. Kích thích tình dục: Mùi có lá hoắc hương còn có tắc dụng tăng ham muốn tình dục cho cả nam làm nữ. Nó làm tăng estrogen và testosterone giúp dễ hương phấn và ham muốn hơn.
  5. Nhanh lành vết thương và trị sẹo mụn: Các tinh chất trong hoắc hương có tác dụng tăng tốc quá trình chữa lành các vết cắt và vết thương, mất dần vết sẹo. Nó cũng có hiệu quả tương tự trong việc loại các nốt sẹo do mụn, mụn trứng cá, thủy đậu, và sởi .
  6. Kích thích tuần hoàn máu: Hoắc hương có tác dụng thúc đẩy tăng trưởng, kích thích sự hình thành các tế bào cơ thể mới. Giúp sản xuất hồng cầu nhanh và kích thích tuần hoàn máu.
  7. Loại bỏ mùi hôi: Mang mùi hương rất mạnh mẽ hoắc hương dễ dàng che đi mùi cơ thể. Nhiều người vẫn dùng tinh dầu hoắc hương pha với dầu nền (dầu dừa, dầu oli) để làm nước hoa.
  8. Tính chất diệt côn trùng: Mặc dù có mùi thơm nhưng hoắc hương có hiệu quả rất cao trong việc đuổi côn trùng. Đặc biệt là tinh dầu hoắc hương sẽ giúp côn trùng tráng xa bạn đấy.

Ứng dụng của hoắc hương trong y học và sức khỏe

Dược liệu hoắc hương không chỉ được ghi nhận trong nhiều sách thảo dược của Trung Quốc mà chúng còn có mặt trong nhiều tài liệu Đông y Việt Nam. Bên cạnh đó, hiện nay cũng có nhiều thực nghiệm tiến hành nghiên cứu tác dụng của thảo dược này.

Theo y học hiện đại

Đến nay, những nghiên cứu khoa học về tác dụng của dược liệu hoắc hương chưa thực sự phổ biến. Tuy nhiên cũng đã có những thực nghiệm tiến hành phân tích thành phần dược chất có trong thảo dược này, phần nào khẳng định những tác dụng của chúng mang lại.

Theo kết quả các báo cáo, trong hoắc hương chứa phần lớn tinh dầu với thành phần chủ yếu là Alcohol patchoulic, Patchoulen và một số thành phần khác như Benzaldehyde, Aldehyd cinnamic, Eugenol, Cadinen,…

Những hợp chất này có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, ức chế các loại nấm gây bệnh như Leptospirosis, tụ cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh, trực khuẩn lỵ, liên cầu khuẩn,… Đồng thời, tinh dầu hoắc hương cũng có khả năng làm tăng dịch tiết dạ dày, đẩy mạnh chức năng tiêu hóa, làm co túi mật,…

Theo y học cổ truyền

Trong cuốn Từ điển cây thuốc Việt Nam, hoắc hương được nhận định là dược liệu có vị ngọt đắng, hơi cay, mùi thơm đặc trưng và tính ôn. Đồng thời, tác dụng của hoắc hương quy vào 3 kinh gồm Phế, Tỳ, Vị, cụ thể như sau:

  • Trừ ác khí, liệu hắc loạn, liệu phong thủy độc thũng, chỉ thống.
  • Bổ vệ khí, vị khí, tiến ẩm thực
  • Ôn trung, khoái khí.
  • Thăng thanh, giáng trọc, tránh uế, chỉ ẩu, hòa khí, vị, tỉnh tỳ
  • Sơ phong tán tà, giải biểu, hành khí, hóa thấp, tiêu thực.

Từ đó, thảo dược này giúp chủ trị nhiều chứng bệnh như nôn nghịch do tỳ vị bệnh, muốn nôn, trị cảm thử thấp, hàn nhiệt, đau đầu, ngực đầu, kiết lỵ, miệng hôi,…

công dụng của hoắc hương
Ảnh minh họa: Công dụng của hoắc hương

Các bài thuốc hiệu quả từ dược liệu hoắc hương

Theo các sách thảo dược, hoắc hương được sử dụng theo nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào từng mục đích, đối tượng cụ thể. Sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến quý bạn đọc những bài thuốc hiệu quả và được sử dụng phổ biến nhất.

Bài thuốc hoắc hương chính khí

Chuẩn bị: Hoắc hương 12gr, tô diệp, bạch truật mỗi vị từ 8 – 12gr, bạch chỉ, cát chánh, hậu phác mỗi vị từ 4 – 8gr, bán hạ khúc 12gr, trần bì 6 – 12gr, cam thảo 4gr.

Sắc kỹ các dược liệu, phần nước thu được uống trong ngày.

Kiên trì uống mỗi ngày một thang sẽ giúp chủ trị các chứng cảm phải thử thấp, ngoài sợ lạnh phát sốt đau đầu, trong thì ngực sườn đầy tức lợm lòng kém ăn, hoặc ỉa chảy, miệng nhạt miệng ngọt,….

Ngoài ra, người bệnh có thể dùng bài thuốc hoắc hương chính khí tán để điều trị hiệu quả những chứng bệnh trên.

  • Các thảo dược trên mang đi tán thành bột mịn, trộn đều.
  • Mỗi ngày dùng từ 8 – 12gr bột dược liệu pha với nước sôi để uống, mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần.

Bài thuốc trị nội thương lạnh và ngoại cảm thương hàn

Khi mắc trị nội thương lạnh, ngoại cảm thương hàn, người bệnh thường có các triệu chứng đau đầu sốt lạnh, tức ngực, bụng đầy, tiêu chảy. Với những chứng bệnh này có thể áp dụng bài thuốc sau:

Chuẩn bị: Hoắc hương, đại phúc bì, phục linh, khương bán hạ, đại táo mỗi vị 12gr, bạch chỉ, tử tô, hậu phác, cát cánh, sinh khương mỗi vị 8gr cùng với 6gr trần bì, 4gr cam thảo.

Sắc tất cả các dược liệu đến khi cô cạn thì chắt lấy nước uống trong ngày.

Bài thuốc cảm nắng, thổ tả

Chuẩn bị: Hoắc hương, trần bì mỗi vị 20gr.

Sắc dược liệu cùng với 2 bát nước đến khi cạn còn phân nửa thì dừng, chắt lấy nước uống.

Bài thuốc trị hôi miệng với hoắc hương

Dùng một ít lá hoắc hương khô hoặc tươi rửa sạch.

Đun kỹ với nước rồi lấy súc miệng hàng ngày mỗi buổi sáng và tối.

Bài thuốc trị nôn ói do thấp hàn bên trong

Để điều trị dứt điểm triệu chứng nôn ói, người dùng có thể tham khảo các bài thuốc sau:

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị: Lá hoắc hương, trần bì, chế bán hạ mỗi vị 10gr cùng với 2gr đinh hương.
  • Sắc các dược liệu trên lấy nước uống, mỗi ngày dùng một thang cho đến khi các triệu chứng chấm dứt.

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị: Hoắc hương, chế bán hạ mỗi vị 10gr, trần bì, thương truật mỗi vị 6gr.
  • Sắc kỹ dược liệu, chắt lấy nước uống trong ngày, mỗi ngày một thang.

Bài thuốc 3

  • Chuẩn bị: Hoắc hương, đảng sâm, xích phục linh, thương truật, hậu phác mỗi vị 10gr, trần bì, bán hạ mỗi vị 5gr, cam thảo 3gr và 3 lát gừng tươi.
  • Đem các dược liệu sắc cùng với nước để uống, nên dùng khi còn ấm, thực hiện mỗi ngày một lần.

Bài thuốc trị chứng ngoại cảm hàn thấp

Đối với triệu chứng ngoại cảm hàn thấp, người bệnh thường tức ngực, đau đầu, đầy bụng, tiêu chảy, buồn nôn, phân lỏng. Nếu vậy, người bệnh có thể sử dụng một trong các bài thuốc dưới đây:

Bài thuốc 1

  • Chuẩn bị: Hoắc hương, đại phúc vì, khương bán hạ, phục linh mỗi vị 10gr, bạch chỉ, tô tử, hậu phát, cát cánh, sinh khương mỗi vị 6gr, trần bì 5gr, cam thảo 3gr và đại táo 10gr.
  • Rửa sạch dược liệu rồi sắc với nước, dùng khi còn nóng ấm.

Bài thuốc 2

  • Chuẩn bị: Hoắc hương, bội lan mỗi vị 10gr.
  • Sắc dược liệu lấy nước để uống hàng ngày, uống khi còn nóng ấm.

Bài thuốc trị viêm da cơ địa bội nhiễm

Chuẩn bị: Hoắc hương độc vị hoặc kết hợp cùng với các dược liệu gồm hoàng tinh, đại hoàng, tao phàn.

Tán các dược liệu thành bột mịn sau đó trộn đều với nhau, ngâm cùng với giấm trong 1 tuần.

Sau đó, lọc bỏ phần xác, dùng nước thuốc thu được để ngâm tay, chân trong vòng 30 phút.

Bài thuốc trị đau bụng do đầy hơi

Chuẩn bị: Hoắc hương, mộc hương, chỉ thực mỗi vị 10gr, sa nhân 5gr, trần bì 3gr.

Sắc kỹ các dược liệu trên rồi chắt lấy nước uống hàng ngày đến khi dấu hiệu bệnh chấm dứt.

Bài thuốc trị khó tiêu, bụng sôi

Chuẩn bị: Hoắc hương, hoa cây đại, thạch xương bồ mỗi vị 12gr, bưởi đào đốt cháy khoảng 6gr.

Đem tất cả các dược liệu trên tán thành bột mịn, mỗi lần dùng khoảng 2gr hòa với nước ấm.

Người dùng nên sử dụng bài thuốc trước mỗi bữa ăn khoảng 20 phút, uống 3 lần/ngày.

Bài thuốc chữa động thai, khí không lên xuống, nôn ra nước

Chuẩn bị: Hoắc hương, cam thảo mỗi vị 8gr.

Tán dược liệu thành bột mịn, mỗi lần uống dùng 4gr dược liệu pha với nước sôi và thêm chút muối tinh.

Lưu ý sử dụng hoắc hương trị bệnh?

Theo nhiều sách Đông y, trong hoắc hương chứa một lượng độc tính nhất định. Nếu sử dụng sai cách có thể dẫn đến những tác động tiêu cực cho sức khỏe. Chính vì thế, người dùng cần lưu ý một số điểm quan trọng như sau:

  • Tuyệt đối không thêm bớt liều lượng các vị thảo dược trong bài thuốc, không nên lạm dụng quá nhiều
  • Những đối tượng bị âm hư không có thấp, vị có uất nhiệt không nên dùng.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ nhỏ, người bị dị ứng với các thành phần dược liệu trong bài thuốc không nên dùng.
  • Không sử dụng hoắc hương trước khi phẫu thuật ít nhất 2 tuần.
  • Tuyệt đối không sử dụng dược liệu đã có dấu hiệu hư hại như nấm mốc, có mùi lạ,…
  • Thường xuyên kiểm tra nhịp tim, huyết áp, xét nghiệm gan định kỳ, trước và sau khi dùng dược liệu trị bệnh.
  • Các bài thuốc trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, người dùng nên hỏi ý kiến các bác sĩ, người có chuyên môn trước khi sử dụng.
  • Cần phân biệt chính xác dược liệu trước khi đưa vào trị bệnh.

Tác dụng phụ khi dùng hoắc hương?

Hoắc hương có thể gây hại cho gan và gây kích thích đường tiêu hóa, nôn mửa và chán ăn. Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ của bạn.

Kinh Nghiệm Chọn Dược Liệu Hoắc Hương

(Tài liệu tham khảo: https://wikiduoclieu.org/tu-dien/hoac-huong/)

1. Vi phẫu:

Lá: Biểu bì lá có nhiều lông che chở đa bào, gồm 2 – 5 tế bào dài, đầu thuôn nhọn. Lông tiết tròn hay tròn dẹt. Biểu bì dưới có nhiều lỗ khí. Lông che chở và lông tiết nhiều hơn biểu bì trên. Đám mô dày góc xếp sát biểu bì trên và biểu bì dưới của gân lá. Mô mềm phiến lá có các tế bào thành mỏng. Bó libe-gỗ ở giữa gân lá có libe phía dưới, gỗ phía trên. Phiến là có mô giậu ở trên, mô khuyết ở dưới.

2. Bột:

Bột lá có màu nâu xám, có mùi thơm đặc trưng, có vị tê nhẹ. Soi kính hiển vi thấy: Những mảnh biểu bì mang lỗ khí. Nhiều lông tiết lớn (đa bào), đường kính 30 – 70µm và các lông tiết nhỏ với đầu 1 – 3 tế bào chân rất ngắn. rải rác có các mảnh mạch xoắn, mạch điểm, mảnh cánh hoa. Hạt phấn hoa có đường kính 20 – 30µm.

3. Định tính:

A. Dưới ánh sáng tử ngoại, bột Hoắc hương có màu nâu gụ.

B. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (Phụ lục 5.4).

Bản mỏng: Silicagel G đã hoạt hóa ở 110oC trong khoảng 1 giờ.

Dung môi khai triển: Ether dầu hỏa (30 -60oC) – ethyl acetat – acid acetic băng (95 : 5 : 0,2)

Dung dịch thử: Pha loãng 0,5ml tinh dầu thu được ở phần định lượng tinh dầu trong dược liệu với 5ml ethyl acetat (TT) được dung dịch thử.

Dung dịch đối chiếu: Lấy 0,5ml tinh dầu cất được từ Hoắc hương (mẫu chuẩn) pha trong 5ml ethylacetat (TT) được dung dịch đối chiếu.

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 1 – 2mcl mỗi dung dịch thử và dung dịch đối chiếu. Sau khi khai triển xong, lấy bản mỏng ra để khô ở nhiệt độ phòng, phun dung dịch sắt (III) clorid 5% trong ethanol (TT), sấy bản mỏng ở 105oC cho tới khi xuất hiện vết. Trên sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết cùng màu sắc và giá trị Rf với vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu.

4. Định lượng:

Tiến hành theo phương pháp “Định lượng tinh dầu trong dược liệu” (Phụ lục 12.7).

Cân chính xác khoảng 25g dược liệu đã tán thành bột thô vào bình cầu có dung tích 500ml của bộ dụng cụ định lượng tinh dầu trong dược liệu. thêm 200ml nước, tiến hành cất trong 3 giờ.

Hàm lượng tinh dầu trong dược liệu không được ít hơn 3%, tính theo dược liệu khô kiệt.

5. Các chỉ tiêu đánh giá khác:

Độ ẩm: Không quá 12,0 % (Phụ lục 12.13). Dùng 10g dược liệu đã cắt nhỏ.

Tỷ lệ vụn nát: Qua rây có kích thước mắt rây 3,150mm: Không quá 10% (Phụ lục 9.5).

Tạp chất (Phụ lục 12.11):Không quá 2%. Lá: Không dưới 20 %

Tro toàn phần:

  • Không quá 11% (Phụ lục 9.8 )
  • Tro không tan trong acid
  • Không quá 4,0%(Phụ lục 9.7)

Chất chiết được trong dược liệu

  • Không ít hơn 2,5% tính theo dược liệu khô kiệt (Phụ lục 12.10).
  • Tiến hành theo phương pháp chiết lạnh. Dùng ethanol 96% (TT) làm dung môi.

>> Xem thêm các cây thuốc, bài thuốc đông y

Địa chỉ đặt mua hoắc hương và giá bán hoắc hương

Hoắc hương là vị thuốc nam phổ biến, được áp dụng nhiều trong các bài thuốc trị bệnh. Vì thế, người dùng có thể dễ dàng tìm mua dược liệu này ở các cửa hàng thuốc Đông y, chợ, phòng khám..

Trung tâm Nghiên cứu và Nuôi trồng dược liệu Vietfarm.

  • MST: 0109280228
  • Hotline: 096 171 6466
  • Website: https://trungtamduoclieu.com/
  • Địa chỉ: 48 Tố Hữu – Trung Văn – Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

CÔNG TY TNHH TẤN PHÁT HCM

  • MST: 0313462404
  • Giá bán: 140.000đ / 1kg
  • Website: https://tanphatvn.net/
  • ĐT: 0902.984.792 – 0901.852.853 – 0918.823.863- 0968.455.525
  • Văn Phòng Đại Diện: 22/21 Đường Số 21, P8,Quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh

Cây Thuốc Nam

  • Giá bán: 130.000đ / 1kg
  • Hotline/zalo: 0964 239 568 – 0989 102 249 ,
  • Website :caythuocnam.com.vn
  • Địa chỉ: 90/14/16 -Trần Văn Ơn -Tân Sơn Nhì – Tân Phú – TP.HCM

Cây Thuốc Dân Gian

  • Giá bán: 150.000đ/ 1kg
  • Hotline:0869145860
  • Website: https://caythuocdangian.vn/
  • Địa chỉ: Đa Sỹ – Cao Thắng – Lương Sơn – Hòa Bình

Mua trên Shopee ( giá giao động 85.000đ / 0,5kg )

Mua trên Sendo.vn ( giá giao động 85.000đ / 0,5kg )

Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc/ bác sỹ trước khi sử dụng sản phẩm. Vnpharmacist.com không chịu trách nhiệm với các nội dung trên.

Bài viết được tổng hợp từ các nguồn tài liệu tham khảo

  1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%BA%A3ng_ho%E1%BA%AFc_h%C6%B0%C6%A1ng
  2. https://trungtamduoclieu.com/san-pham/hoac-huong
  3. https://youmed.vn/tin-tuc/hoac-huong-huong-thom-ky-dieu-tu-thien-nhien/
  4. https://hakufarm.vn/hoac-huong-la-cay-gi-cong-dung-cua-cay-hoac-huong-doi-voi-suc-khoe/
  5. https://wikiduoclieu.org/tu-dien/hoac-huong/

Bình luận bài viết

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *