Nước Tinh Khiết là gì? Ứng dụng và quy trình xử lý

Nước Tinh Khiết Là Gì?

Nước tinh khiết ( nước siêu tinh khiết) là nước chỉ có duy nhất 2 thành phần hóa học: Oxy và Hydro (công thức hóa học là H2O), các khoáng chất khác là không có do đã được lọc hầu như hoàn toàn. Chúng không dẫn điện nhưng có tính hòa tan tốt, có tạp chất pha lẫn (thường là các muối) nên tạo ra ion tự do cho phép dòng điện chạy qua. Như các loại nước khác, chúng cũng đóng băng ở 0 độ C và sôi ở 100 độ C.

nước tinh khiết

Ứng Dụng Của Nước Tinh Khiết

Nước tinh khiết thường xử lý bằng các công nghệ lọc hoặc các phương pháp cơ học để phù hợp với nhu cầu sử dụng như uống trực tiếp và không chứa các chất ô nhiễm gây hại cho người dùng . Chúng có rất nhiều công dụng khác nhau, trong đó, việc sử dụng để uống là phổ biến nhất, bên cạnh đó, còn được ứng dụng trong sản xuất thuốc, các phòng thí nghiệm khoa học và kỹ thuật, các dây chuyền sản xuất nước tinh khiết,…

Ứng dụng của nước tinh khiết trong lĩnh vực y tế:

  • Làm nguyên liệu phục vụ trong ngành sản xuất dược phẩm, chế phẩm y tế
  • Làm nguyên liệu trong hệ thống thiết bị chạy thận nhân tạo
  • Làm dung môi pha chế hóa chất để thực hiện một phản ứng hóa học
  • Dùng để rửa các dụng cụ thí nghiệm.

Những lĩnh vực này đòi hỏi lại nước dùng đều phải vô khuẩn, độ tinh khiết đạt được tiêu chuẩn quy định, do vậy mà cần đến sự hỗ trợ đắc lực của nước siêu tinh khiết.

Ứng dụng của nước tinh khiết trong các ngành công nghiệp:

  • Làm dung môi dùng để vệ sinh các sản phẩm thiết bị điện từ trường, các linh kiện thiết bị điện tử.
  • Làm chất làm mát trong các lò phản ứng sinh nhiệt
  • Làm dung môi pha chế hóa chất cũng như thực hiện một số phản ứng hóa học.

Nhằm đảm bảo chất lượng nước đạt được các tiêu chuẩn và đáp ứng được yêu câu của các lĩnh vực này thì đòi hỏi hệ thống sản xuất, lọc nước phải được lắp đặt bằng công nghệ tối ưu, đảm bảo độ tinh khiết và vô khuẩn đối với dược phẩm.

Quy Trình Sản Xuất Nước Tinh Khiết

Khử khoáng bằng công nghệ DI phương pháp xử lý trao đổi ion.

Nguồn nước đầu vào lúc này sẽ là nguồn nước đã được xử lý thông qua hệ thống lọc thẩm thấu ngược. Quá trình xử lý diễn ra dựa vào việc sử dụng các hạt nhựa trao đổi ion, nó là hợp chất hữu cơ cao phân tử chia làm 2 phần riêng biệt. Mục đích của việc sử dụng phương pháp kết hợp trao đổi cation là để loại bỏ hoàn toàn các ion trong nước, bên cạnh đó cũng có một số phương pháp khác được áp dụng như điện trường, từ trường, siêu âm…

Ảnh minh họa quy trình xử lý nước tinh khiết
Ảnh minh họa quy trình xử lý nước tinh khiết

Công ngệ EDI (phương pháp khử khoáng bằng điện trường kết hợp trao đổi ion)

Đây là phương pháp kết hợp giữa điện trường, màng trai đổi ion và hạt nhựa. Nguyên lý hoạt động của nó dựa trên tác dụng của điện trường làm ion dịch chuyển về hướng các cực theo lực hút, sau khi đi qua các lớp màng ion on sẽ làm chúng không có khả năng quay trở lại, tạo áp lực dòng thải cuốn theo dòng chảy đưa ra ngoài. Toàn bộ quá trình này diễn ra gồm 3 giai đoạn là khử ion, di chuyển ion và tái sinh.

Nước Tinh Khiết Có Tốt Cho Sức Khỏe Không?

So sánh nước tinh khiết với nước đun sôi để nguội

Theo các chuyên gia về dinh dưỡng, hóa học cho rằng việc uống nước tinh khiết là an toàn cho cơ thể, tuy nhiên, nếu lạm dụng thì sẽ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

  1. Thiếu khoáng chất: Trong nước tinh khiết không hề chứa bất kỳ khoáng chất nào để cung cấp cho cơ thể. Việc chỉ dùng chúng trong một thời gian thì cơ thể sẽ bị thiếu khoáng chất, dẫn đến một số triệu chứng như: cơ thể mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, không đủ năng lượng, suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng,…
  2. Thiếu nguyên tố vi lượng: Thông thường, trong nước sẽ có chứa các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cơ thể. Chúng giúp cân bằng lượng PH và giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Việc uống nước tinh khiết quá nhiều sẽ không thể bổ sung được các nguyên tố vi lượng. Điều này dẫn đến cơ thể bị mất cân bằng, dễ mắc một số bệnh thường gặp như: cảm, nhức mỏi tay chân, đường huyết không ổn định,…
  3. Thiếu lợi khuẩn: Trong nước còn chứa các vi sinh vật như vi khuẩn, rất có lợi cho hệ thống tiêu hóa. Khi cơ thể thiếu mất lợi khuẩn thì có thể gây mất cân bằng hệ thống tiêu hóa và dễ gây ra: đau bụng, tiêu chảy, táo bón,… tùy vào từng cơ địa mỗi người.

Tóm lại, nếu phải so sánh về nước tinh khiết và nước đun sôi để nguội thì nước tinh khiết vẫn đảm bảo sức khỏe hơn, quan trọng là tuyệt đối đừng lạm dụng. Bên cạnh đó, bạn cần dùng kết hợp với nước đun sôi để nguội hoặc các loại nước khác như: nước khoáng, nước chanh,… để cung cấp đủ khoáng chất cho cơ thể.

So sánh nước khoáng và nước tinh khiết

Nước khoáng có chứa các chất khoáng và các chất vi lượng tốt cho sức khỏe. Tùy lượng chất khoáng trong nước mà nước khoáng được chia làm hai loại: nước khoáng thường và nước khoáng trị bệnh.

Nước khoáng chứa các khoáng chất tốt cho sức khỏe, được khuyến khích dùng sau khi tập thể dục, hoặc lao động nặng, để bổ sung các khoáng chất thất thoát qua đường mồ hôi. Người bị tiêu chảy có thể dùng thêm nước khoáng để bổ sung các chất vi lượng bị mất đi.

Nước khoáng không được khuyến khích dùng cho trẻ nhỏ. Người thường cũng không được khuyến khích sử dụng nước khoáng thường xuyên, bởi lượng khoáng chất dư thừa tích lũy sẽ gây rối loạn nhịp tim, cao huyết áp. Người bị sỏi thận, suy giảm chức năng thận, tuyệt đối không dùng nước khoáng.

Bảng so sánh nước khoáng và nước tinh khiết
Bảng so sánh nước khoáng và nước tinh khiết

Tóm lại, nước tinh khiết vẫn là lựa chọn tốt nhất khi bạn cần bổ sung nước cho cơ thể, tuy nhiên cần chọn thương hiệu uy tín trên thị trường.

Bình luận bài viết

Để lại ý kiến của bạn:

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *